Quản trị nhóm tổ đội sản xuất, tổ tín dụng nội bộ trong hợp tác xã

Nội dung quản trị nhóm

a. Các giai đoạn phát triển của nhóm: Hiểu được các giai đoạn phát triển của nhóm là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nhóm và phát huy vai trò của nó đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ của tổ chức. Sự  phát triển của nhóm thể hiện trên 2 khía cạnh:

+ Phát triển các mối quan hệ giữa các thành viên

+ Các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ của tổ chức

Các khía cạnh này thực hiện trong giai đoạn phát triển nhóm.

5 Giai đoạn phát triển của nhóm

+ Giai đoạn hình thành

Các thành viên thoả thuận và chấp nhận nhau trong một nhóm.Ở giai đoạn này nhà quản trị tìm kiếm sự đồng thuận giữa các thành viên thông qua sự thống nhất, mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quyền lực để các thành viên chấp nhận nhau trong một tổ chức.

+ Giai đoạn sóng gió:

Giai đoạn mẫu thuẫn trong nội bộ nhóm, các thành viên chấp nhận sự tồn tạo của nhóm nhưng chống lại sự kiểm soát của nhóm đối với cá nhân. Cuối giai đoạn sẽ hình thành nên một trật tự rõ ràng về các quan hệ lãnh đạo trong nội bộ nhóm. Ở giai đoạn này nhà quản trị phải nhận dạng đứng đắn những mâu thuẫn tồn tại tăng cường trao đổi thông tin, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên, áp dụng các phương pháp và thủ thuật khác nhau thích hợp với từng tình huống để sớm đưa nhóm vào hoạt động ổn định.

+ Giai đoạn chuẩn hoá:

Là giai đoạn phát triển các mối quan hệ, nhóm thể hiện sự liên kết chặt chẽ bền vững.Kết thúc giai đoạn chuẩn hoá cơ cấu nhóm trở nên vững chắc và nhóm được đồng hoá.Nhà quản trị cần phải tạo điều kiện cho các thành viên giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ thông tin tăng cường sự phối hợp, hợp tác giữa các thành viên.

+ Giai đoạn thực hiện:

Cấu trúc nhóm là cấu trúc chức năng đầy đủ và được thừa nhận nhóm từ chỗ hiểu biết lẫn nhau đến bắt tay vào cùng nhau thực hiện nhiệm vụ. Đây là giai đoạn cuối cùng của sự phát triển.Trên cơ sở nề nếp đã được tạo ra nhà quản trị cần phải tận dụng năng lực, kỹ năng của mỗi thành viên để giải quyết nhiệm vụ đã đạt ra.

+ Giai đoạn ngừng lại (Nhóm ở trạng thái chuẩn bị giải tán):

Vì nhiệm vụ của nhóm đã được hoàn thành.

b. Nội dung quản trị nhóm:

* Mục tiêu của nhóm:

Nhóm công việc có hai mục tiêu:

  • Mục tiêu do tổ chức đặt ra mà vì mục tiêu này nhóm được quyết định thành lập
  • Mục tiêu của nhóm (nội bộ nhóm) Gồm 2 loại:

+ Mục tiêu thành tựu: Thể hiện đích cuối cùng nhóm hướng đến đạt đựơc, nó định hướng hoạt động của nhóm

+ Mục tiêu duy trì: Tạo động lực và duy trì sự tồn tại của nhóm

Sự mâu thuẫn với mục tiêu của nhóm là nguyên nhân để các thành viên rời khỏi nhóm Nhóm càng phát triển (trưởng thành) thì các mục tiêu càng trở nên rõ ràng và có ý nghĩa hơn với các thành viên.

Cơ cấu tổ chức nhóm:

Được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ cấp trên, dưới, đồng cấp; trật tự thứ bậc theo chức vụ, tổ chức mạng lưới thông tin liên lạc; hình thành các chuẩn mực ứng xử và dự kiến kết quả thực hiện, công việc và nhiệm vụ mỗi cá nhân đảm nhận

Lãnh đạo:

Để đạt được mục tiêu, một trong các chức năng quan trọng nhất là lãnh đạo

Trong tổ chức chính thức người lãnh đạo được bổ nhiệm bởi cấp trên và trong tổ chức phi chính thức được nhóm suy tôn

Người lãnh đạo sử dụng quyền lực được tổ chức trao cho để gây ảnh hưởng tới người dứơi quyền, thực hiện thưởng phạt để hướng mọi người phải hành động thực hiện mục tiêu.

Người lãnh đạo trong nhóm phi chính thức dùng uy tín (năng lực, trình độ, phẩm chất) để gây ảnh hưởng đến các cá nhân trong nhóm, định hướng hoạt động của họ.

Các chuẩn mực và sự kiểm tra:

Các chuẩn mực được quy định trong tổ chức chính thức buộc các cá nhân của nhóm phải thống nhất cách thức hành động nhằm đạt tới mục tiêu

Sự phục tùng các chuẩn mực của nhóm phụ thuộc các yếu tố:

+ Sức ép của nhóm

+ Sự kiểm tra và bắt buộc phải thi hành của nhóm

phần mềm kế toán htx nông nghiệp,http://kthtx.vn/index.php/phan-mem-ke-toan-htx/ phần mềm kế toán htx tín dụng