Quản trị Hợp Tác Xã và Đạo Đức Kinh Doanh

Đạo đức kinh doanh:
– Đạo đức kinh doanh được hiểu là những chuẩn mực, nguyên tắc được xã hội cũng như
giới kinh doanh thừa nhận, là những quy định về hành vi, quan hệ nghề nghiệp giữa các
nhà quản trị với nhau, hay giữa các nhà quản trị với xã hội trong quá trình tiến hành các
hoạt động kinh doanh, giúp cho các nhà quản trị xử sự một cách trung thực và có trách
nhiệm với cộng đồng và với nhau
– Đạo đức kinh doanh là biểu hiện của sự dung hoà giữa lợi ích của các nhà quản trị trong
việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh với lợi ích của người lao động làm việc cho các
nhà quản trị, lợi ích của khách hàng, của các đối tác và lợi ích của toàn cộng đồng nói
chung
– Một trong những chuẩn mục đạo đức kinh doanh là sự trung thực. Trong kinh doanh
không những phải trung thực ở những việc lớn, mà còn phải trung thực cả trong những
việc nhỏ nhất.
– Câu tục ngữ Việt Nam “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”, muốn nhắn gửi tới các nhà quản
trị không nên “tham bát, bỏ mâm”, vì những món lợi nhỏ, trước mắt của riêng mình mà
quên đi lợi ích của người khác, để rồi làm mất đi uy tín và sự tin cậy của cộng đồng đối
với công việc làm ăn lâu dài.
– Các thương hiệu nổi tiếng thường là những thương hiệu của các nhà quản trị biết tôn
trọng đạo đức kinh doanh. Vi dụ: Bill Gate,…
– Đạo đức kinh doanh có quan hệ mật thiết với trách nhiệm xã hội của nhà quản trị, vì vậy
kinh doanh có đạo đức là một phần trách nhiệm xã hội của các nhà quản trị