Chuyển đổi số là xu hướng đối với mọi ngành nghề kinh doanh trong thời kỳ công nghệ 4.0. Với đại dịch Covid 19 bùng nổ: khách hàng đã chuyển từ loại hình mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến.
Hoạt động bán hàng thay đổi rất rõ trong thời kỳ này. Nhất là khi đại dịch Covid 19 bùng nổ, người tiêu dùng có những xu hướng sau:
- Chuyển từ mua sắm trực tiếp tại điểm bán sang mua sắm trực tuyến qua Internet
- Giảm chi tiêu tiền mặt, thay vào đó tăng cường thanh toán điện tử với nhiều hình thức khác nhau như thanh toán bằng thẻ ngân hàng, chuyển khoản, ví điện tử,…
- Tăng cường sử dụng mạng xã hội, truy cập những website, sàn thương mại điện tử để mua sắm trực tuyến, tham gia nhiều chương trình khuyến mãi, săn sale giá rẻ,…
Với những sự chuyển dịch nổi bật trên là minh chứng nổi bật nhất cho tầm quan trọng của công nghệ số đối với doanh nghiệp mọi loại hình. Chúng ta cũng thấy hoạt động bán hàng doanh nghiệp có nhiều sự thay đổi như
- Chuyển đổi kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại: chuyển từ cửa hàng/quầy bán hàng/điểm bán trực tiếp khác sang xây dựng kênh bán hàng online trên các trang mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử
- Quy trình vận hành có sự cộng tác với dịch vụ số hóa: thanh toán điện tử, dịch vụ giao hàng tận nơi, tích điểm điện tử, mã khuyến mãi,…
- Quản trị và chăm sóc khách hàng tự động: sử dụng dữ liệu điện toán đám mây, phần mềm quản lý khách hàng để thu thập, chăm sóc và quản lý tự động
- Ứng dụng giải pháp công nghệ để quản trị và vận hành doanh nghiệp: sử dụng những phần mềm cung cấp giải pháp quản lý hàng hóa, bán hàng tự động, quản lý nhân sự, tài chính, hoạt động marketing,…
- Hoạt động quản trị bán hàng dùng công nghệ để hoạch định dự báo, hành động và kiểm soát.
Tại Công ty cung cấp phần mềm và dịch vụ về internet cho khách hàng. Hoạt động bán hàng được tự động và số hoá bắt đầu từ khâu đặt hàng, cài đặt bàn giao, thanh toán và chăm sóc khách hàng.
Khi khách hàng đặt hàng sử dụng dịch vụ thuê hosting, dịch vụ lưu trữ đám mây: sẽ được nhân viên bán hàng ghi nhận đơn hàng và tạo lập thông tin trên hệ trên hệ thống quản lý erp của công ty. Một số bước như sau:
- Thông tin khách hàng được ghi nhận và lưu trữ vào hệ thống.
- Tạo đơn hàng và hợp đồng điện tử của khách hàng
- Nhân viên kinh doanh in hợp đồng và chuyển khách hàng ký
- Khách hàng thanh toán tiền mặt hoặc chuyển khoản
- Kế toán in bàn giao chứng từ thanh toán và hoá đơn cho khách
- Phòng kỹ thuật khởi tạo dịch vụ trên hệ thống điện toán đám mây và bàn giao tài khoản truy cập cho khách hàng. Hoàn tất công việc sẽ ghi nhận và chuyển giao bộ phận chăm sóc khách hàng để chuyển trạng thái chăm sóc khách hàng định kỳ
- Bộ phận chăm sóc khách hàng định kỳ sẽ gửi email và tin nhắn đến số điện thoại của khách hàng. Trường hợp khách hàng cài app của công ty, việc chăm sóc sẽ được kết nối liên tục với khách hàng tại đây.