Chiến lược định vị chất lượng được thực hiện với mục đích chính là giành, giữ thị phần và khai phá thị trường. Doanh nghiệp ngày nay để phát triển bền vững điều kiện cần thiết là phải cung ứng ra thị trường những sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu. Tuy nhiên để cạnh tranh tốt hơn thì doanh nghiệp cần xác định lợi thế cạnh tranh để đưa ra sản phẩm và dịch vụ vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ cùng là hoạt động bán điện thoại di động. Thông thường khách hàng vào cửa hàng mua hàng và nhân viên nhiệt tình tư vấn, khách chọn thấy ứng ý, đồng ý mua …. Cuối cùng thanh toán và ra về. Quy trình bán hàng thông thường là vậy. Nhưng trong chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, chúng ta vào đó mua hàng thì dịch vụ họ đưa tới hoàn toàn khác. Từ khi gửi xe đến khi về đến nhà đều rất khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Ta đi xe máy đến mua, họ ân cần dắt xe vào chỗ ( mặc dù bảo vệ rất nhiều tuổi) cất xe gọn gàng, dùng tấm che yên xe cho khỏi nắng, che ô cho khách vào. Đến cửa nhân viên mở cửa và cúi chào…. Mọi bước trong bán hàng đều rất tận tâm. Khi về đến nhà thì một hoặc hai ngày sau có nhân viên điện thoại hỏi thăm. Nếu sản phẩm có vấn đề họ sẵn lòng đổi trả. Chất lượng như vậy quả là rất hài lòng.
Hoặc một doanh nghiệp định vị theo chất lượng sản phẩm như: Công ty Hon Da Việt Nam. Với dòng sản phẩm xe máy, họ tập trung vào chất lượng sản phẩm là độ bền của xe, độ ổn định và tin cậy của xe. Những năm gần đây, công ty đã tập trung vào khía cạnh nâng cấp các tính năng, kiểu dáng của xe để xe được đổi mới hơn nhằm mục đích giữ khách và cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành.
Như vậy cho thấy chiến lược định vị sản phẩm là một quá trình diễn ra liên tục không ngừng cải tiến chất lượng, kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm nhằm tối đa sự thoả mãn của khách hàng.
Nguyễn Trọng Đông